Bỏ túi bí kíp tiết kiệm cho sinh viên xa nhà
Cuộc sống sinh viên là niềm ao ước của nhiều bạn trẻ: Tự do, tự lập là điều tất cả chúng ta đều đã từng mơ về. Tuy nhiên đi cùng với nó chính là nỗi lo đáng kể về tài chính. Giúp các bạn sinh viên năm nhất tránh rơi vào tình trạng cháy túi do bỡ ngỡ thu chi trong cuộc sống mới, Quản lý chi tiêu sẽ chia sẻ vài kinh nghiệm hữu ích!
Khi mới bắt đầu cuộc sống xa nhà cảm giác háo hức là điều dĩ nhiên. Các bạn trẻ ham thích vui chơi và tò mò trước một cuộc sống mới rất dễ dẫn tới tình trạng “vung tay quá trán”, chi tiêu mất kiểm soát để rồi “no dồn đói góp” ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và kể cả kết quả học tập.
Nội dung:
1.Vấn đề nhà ở
Tiền phòng trọ luôn chiếm khá nhiều trong chi phí chi tiêu hàng tháng, vì thế cách tốt nhất để tiết kiệm khoản chi này là các sinh viên chọn lựa ở ký túc xá hoặc chia sẻ phòng trọ với những người bạn cấp 3. Ở ký túc xá ưu điểm là rẻ, an ninh tốt, gần nhiều bạn bè nhưng hơi bất tiện về giờ giấc, nấu ăn, sinh hoạt và không phải ai cũng được ở.
Đối những bạn sinh viên không thuộc trường hợp trên có thể chia sẻ phòng trọ với nhóm bạn mình. Tùy diện tích từng phòng mà các bạn tân sinh viên có thể chọn lựa và chia tiền phòng với người bạn của mình. Bạn cũng có thể ở ghép với người đã thuê phòng từ trước, những tin này và những thông tin cho thuê phòng trọ đăng rất nhiều trên mạng internet hoặc trên một số báo.
Có nhiều bạn sinh viên vì muốn tiết kiệm chi phí mà lựa chọn ở trọ xa trung tâm, xa trường học. Đây chưa hẳn là một quyết định sáng suốt khi mà bạn đang còn chưa quen với cuộc sống mới, lạ lẫm về đường sá, giờ giấc, đôi khi tiết kiệm được tiền nhà lại độn thêm chi phí đi lại.
Xem thêm: Tân sinh viên nên sống ở ký túc xá hay phòng trọ?
2. Làm bạn với thư viện
Giáo trình và sách tham khảo luôn ngốn rất nhiều tiền bạc của sinh viên. Vì vậy, các sinh viên chỉ nên mua những cuốn sách thực sự cần thiết, những cuốn sách học tập chuyên ngành có thể mượn tại thư viện của trường.
Hầu hết các thư viện của trường đều có giáo trình và sách để cho mượn, tuy nhiên cần phải nhanh chân vì số lượng giáo trình không nhiều. Để làm thẻ thư viện trường chỉ cần có thẻ sinh viên và đóng khoản lệ phí khoảng 20.000 – 30.000đ/năm. Thư viện trường không chỉ là nơi để đọc và mượn sách mà là nơi lý tưởng để học tập, truy cập thông tin internet, học qua đầu video, cát – sét, băng đĩa tài liệu khoa học… Ngoài ra, sinh viên có thể đến thư viện công cộng tại thành phố đang sống, chẳng hạn như
3. Tiết kiệm chi phí đi lại
Nếu bạn chưa chủ động, sử dụng xe bus hay các phương tiện công cộng là một lựa chọn phù hợp. Nhớ sử dụng vé tháng để tiết kiệm tối đa chi phí nhé.
Trong các trường hợp khẩn cấp, thuê xe máy cũng là một lựa chọn. Đa số quanh các khu vực trường đại học, ký túc xá đều có dịch vụ này. Thuê Theo giờ hay ngày đều có chi phí vừa phải, thích hợp nếu bạn đã có kế hoạch lượn lờ cuối tuần hay chơi xa khám phá thành phố.
4. Sử dụng thẻ sinh viên mọi lúc mọi nơi
Hầu hết tất cả các địa điểm vui chơi giải trí đều có ưu đãi dành cho sinh viên. Hãy nhớ đem theo thẻ sinh viên của bạn mọi lúc mọi nơi, luôn hỏi về các chương trình ưu đãi trước khi tham gia hay thanh toán bất kỳ khoản nào. Bạn sẽ bất ngờ với khoản chi phí mình tiết kiệm được.
Không thể bỏ qua: Mẹo chi tiêu cho sinh viên đại học chỉ với số tiền 2.000.000 vnđ / tháng kể cả tiền phòng
5. Tự nấu ăn nhiều nhất có thể
Để tự nấu ăn, các tân sinh viên cần đầu tư một khoản ban đầu để mua dụng cụ nấu nướng nhưng chi phí đó sẽ rất rẻ so với chi phí bạn đi ăn ngoài. Đầu tư một chiếc tủ lạnh là một khoản hoà toàn cần thiết Đồng thời việc tự nấu ăn bạn sẽ có thể nấu những món ăn mình thích, lại đảm bảo được vệ sinh ăn uống. Mặt khác bạn có thể cùng những người ở phòng trọ của mình nấu nướng, dọn dẹp và rửa bát. Tiền mua thức ăn góp theo tháng, nếu thiếu thì góp thêm, thừa thì để sang tháng kế tiếp.
6. Làm thêm để kiếm thu nhập – chủ động tài chính
Đại học đóng một dấu mốc quan trọng khi bạn có đủ tuổi để chính thức tham gia vào các hoạt động xã hội, đặc biệt là lao động trả công. Làm thêm là một cách để Sinh Viên vừa giúp kiếm thêm thu nhập lại rèn luyện được những kỹ năng mềm. Thay vì học cách bi tiêu tích cóp bạn có thể dùng cách này để chủ động nguồn tài chính của mình, giúp việc chi tiêu dễ thở hơn.
Tuy nhiên bạn nên lưu ý cân đối giữa thời gian học và làm, ngoài ra cũng nên lựa chọn công việc partime phù hợp chuyên môn để tối đa hoá lợi ích, tránh trường hợp đi làm để bán thời gian.
Ngoài ra rèn cho bản thân một thói quen ghi chép các khoản đã chi tiêu là rất cần thiết cho mỗi bạn sinh viện. Như vậy các bạn có thể theo dõi được các khản đã chi tiêu để từ đó kiểm soát được các khoản nào có thể cắt giảm. Hiện nay ứng dụng Quản Lý Chi Tiêu đang được nhiều sinh viên sử dụng để theo dõi chi tiêu hàng ngày, với giao diện hiện đại ngôn ngữ dễ hiểu và tiện lợi sẽ giúp cho bạn quản lý chặt chẽ chi tiêu trong ngày, trong tuần, trong tháng hơn đó.
Bài viết liên quan
Danh mục
- Phong cách sống 13
- Kiến thức tài chính 11
- Tân sinh viên 7
- Kiến thức sinh viên 10
- Nấu ăn 0
- Làm đẹp 0
Bài viết mới nhất
- Quán ăn vặt ngon Hà Nội - Top những quán ăn vặt ngon bổ rẻ
- Kinh nghiệm “săn” vé máy bay giá rẻ và đặt phòng tiết kiệm
- Bí quết học tiếng anh nhanh hiệu quả cho người mới bắt đầu
- Hướng dẫn xóa tài khoản
- Hướng dẫn sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu
- TRỌN BỘ ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN TOÁN THPT QUỐC GIA 2021
- Tuyển sinh đại học năm 2021 sẽ như thế nào?
- 15 cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên [Updates 2021]
- KINH NGHIỆM "XƯƠNG MÁU" QUẢN LÝ CHI TIÊU CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT
- Cách tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên cực hiệu quả