Tân sinh viên nên sống ở ký túc xá hay phòng trọ?
Các bạn thí sinh sau khi thi Đại học xong sẽ phải chọn cho mình một ngôi trường đại học, đại đa số các bạn thường hay chọn trường ở xa nhà. Kéo theo đó là phải tìm luôn cho mình chỗ ở hợp lý, hợp túi tiền. Vì vậy, nên chọn ký túc xá hay phòng trọ?
Xa quê, xa bố mẹ, bắt chuyến xe xa vài dặm để đi học là một chuyện trưởng dễ nhưng không dễ chút nào! Rất nhiều thứ phải lo. Người ta thường nói “an cư rồi mới lạc nghiệp”, đối với sinh viên cũng vậy, xa nhà thì phải tìm ngay cho mình một chỗ ở ổn định mới có thể tiếp tục đi học, đi làm thêm.
Vậy làm thế nào để tìm được một nơi ở tốt. Bài viết dưới đây Quản lý chi tiêu sẽ chia sẻ tất tần tật những kinh nghiệm ở trọ hoặc ký túc xá dành cho các bạn sinh viên xa nhà.
Mục lục:
- Trước tiên, hãy nói đến những ưu điểm của việc ở ký túc xá
- Tiếp đến là về sự bất tiện của ký túc xá
- Phòng trọ sẽ có những ưu điểm sau đây
- Bên cạnh những ưu điểm hấp dẫn thì cũng có những nhược điểm
1. Ký túc xá
Tùy mỗi trường sẽ có ký túc xá hoặc không có, nhưng nếu trường bạn học có ký túc xá thì dưới đây sẽ là những thông tin vô cùng hữu ích dành cho bạn.
Trước tiên, hãy nói đến những ưu điểm của việc ở ký túc xá:
1. Giá phòng rẻ: mỗi tháng bạn chỉ chi khoảng 200-600 nghìn đồng, còn với các khoản khác như điện, nước, wifi thì bạn phải đóng thêm nhưng dao động tầm mấy chục thôi nhé! Tính ra là tiết kiệm được rất nhiều luôn ạ.
2. Đông vui: quanh bạn lúc nào cũng có bạn bè cười nói. Nhìn chung là không khí luôn rộn ràng. Chiều chiều có thể rủ nhau đi ăn cơm, gỏi cuốn, bành tráng nướng
3. Gần trường: Ký túc xá thường được xây gần trường. Vì vậy, bạn không phải lo đi học xa, tắc đường hay đi học muộn. Nhưng cũng đừng vậy mà ngủ nướng quá nhé!
4. Sân ở ký túc xá thường là sân hoạt động tập thể: giúp bạn có điều kiện hoạt động thể dục thể thao. Với những bạn đam mê các hoạt động thể chất thì đây là lựa chọn không tồi phải không ạ?
5. Tiện tham gia hoạt động CLB: điểm cộng là ký túc xá gần trường. Do đó, bạn sẽ rất thuận tiện để lên trường mỗi khi hội, họp các những CLB cũng như các sự kiện trong trường.
6. Những thông tin mới nhất về trường lớp đến với bạn rất nhanh nhờ hệ thống loa truyền miệng của mấy đứa bạn bè.
7 Khi sống ở ký túc xá, bạn sẽ không phải lo về những tệ nạn xã hội. Bởi nơi đây rất an ninh, luôn có chú bảo vệ đứng gác cổng 24/7. Với người ngoài sẽ không thể vô được trừ sinh viên có thể ký túc xá.
Tiếp đến là về sự bất tiện của ký túc xá:
1. Vì đông người nên nơi đây sẽ rất ồn ào và chật chội, khó có không gian riêng cho bạn học bài, ngủ trưa hoặc làm việc cá nhân, và sẽ cảm thấy không thoải mái.
2. Không gian nơi ở sẽ rất nhỏ, mỗi người chỉ vỏn vẹn 1 cái giường, không có tủ đựng quần áo. Vì thế, bạn phải để quần áo trong vali và bỏ nó dưới gầm giường cho gọn.
3. Nhà vệ sinh thì sẽ tắm lần lượt, bạn có thể bốc thăm tới lượt mình nhé! Và vì vậy cũng phải tìm lúc nào nhà vệ sinh không có ai thì giặt quần áo bằng tay, hôm nào lười thì đem ra tiệm giặt ủi cũng được. Tầm 20k/3kg thôi.
4. Ở ký túc xá sẽ là môi trường rất phức tạp. 9 người 10 ý nên có thể gây xích mích, cãi vã với bạn cùng phòng vì không hiểu nhau.
5. Sống tập thể thì phải hòa hợp, thay đổi thói quen sinh hoạt cá nhân để phù hợp với tập thể. Đôi khi bạn là người thích ngủ sớm, nhưng các bạn trong phòng lại thức khuya nói cười đùa giỡn, thế là lâu ngày bạn lại biến thành “cú đêm” lúc nào không hay.
6. Ký túc xá không cho người ngoài vô, vì thế người thân hay bố mẹ đến thăm cũng không có chỗ nghỉ ngơi dành cho họ.
7. Không thể nấu ăn trong ký túc xa, ngày nào cũng phải ăn cơm tiệm.
Có thể bạn quan tâm: Sinh viên có nên ở ký túc xá hay không?
2. Phòng trọ
Nếu trường bạn chọn không có ký túc xa, hoặc có nhưng bạn không thích ở chung với nhiều người, thì việc tìm phòng trọ là lựa chọn tối ưu.
Phòng trọ sẽ có những ưu điểm sau đây:
1. Nếu ở trọ bạn sẽ được tự do làm những điều mình muốn, thoải mái, không bị gò bó, quản lý của các chú bảo vệ ký túc xá.
2. Bạn sẽ được thỏa sức sáng tạo nấu nướng và thưởng thức những món mình tự nấu.
3. Phòng trọ có đầy đủ tiện nghi, có không gian riêng và rộng rãi. Do đó, bạn hoàn toàn có thể làm những gì mình thích mà không sợ ai nói nặng nói nhẹ.
4. Ban có thể tắm rửa hay vệ sinh bất kỳ lúc nào bạn muốn mà không phải chờ đợi ai.
5. Có người thân đến thăm, bạn cũng có nơi để cho họ nghỉ ngơi, ngủ qua đêm thay vì phải tìm 1 nơi trọ khác cho họ.
6. Không phải dọn dẹp nếu hôm đó bạn ‘lười’ vì bạn không sống trong tập thể và không phải tuân theo ‘lịch dọn dẹp’ như ở ký túc xá.
Bên cạnh những ưu điểm hấp dẫn thì cũng có những nhược điểm:
1. Vấn đề lớn nhất là chi phi. Ở trọ đắt hơn rất nhiều so với việc ở ký túc xá. Tầm 2 triệu - 3 triệu / tháng bao gồm cả điện, nước, wifi, chưa tính tiền ăn uống, trà sữa các thứ. Việc ở trọ mắc nên bạn có thể ở ghép, tìm người quen ở chung với nhau khoảng 2-4 người/ phòng cho ‘đỡ tiền’.
2. Phòng trọ sẽ không an ninh như ở ký túc xá, bạn sẽ không biết được chủ nhà là người như thế nào, khu đó có an toàn hay không, những người sống cùng khu có tốt không.
3. Ở trọ phải sắm sửa mọi thứ đồ dùng cần thiết cho mình. Có những nơi sẽ chỉ có căn phòng trống và cái quạt, bạn phải mua giường, chiếu, gối đầy đủ cho mình.
4. Mỗi lần chuyển trọ là một vấn đề, vì có rất nhiều vật dụng.
5. Việc tìm trọ cũng rất khó khăn. Bạn sẽ phải mất một ngày nghiên cứu tìm tòi xem nơi ở nào phù hợp và văn minh đấy.
Tóm lại, nếu bạn thích đông vui và chi phí rẻ thì ký túc xá là lựa chọn hoàn hảo. Còn nếu bạn thích không gian thoải mái và khá giả thì ở trọ là lựa chọn tối ưu. Những chia sẻ trên hi vọng sẽ góp phần giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn nơi ở khi bắt đầu bước vào đời sống sinh viên.
Xem thêm: Top 10 lý do sinh viên nên ở ký túc xá
Bài viết liên quan
Danh mục
Bài viết mới nhất
- Test ai
- Hướng dẫn xóa tài khoản
- Hướng dẫn sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu
- TRỌN BỘ ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN TOÁN THPT QUỐC GIA 2021
- Tuyển sinh đại học năm 2021 sẽ như thế nào?
- 15 cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên [Updates 2021]
- KINH NGHIỆM "XƯƠNG MÁU" QUẢN LÝ CHI TIÊU CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT
- Cách tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên cực hiệu quả
- Mẹo chi tiêu cho sinh viên đại học chỉ với số tiền 2.000.000 vnđ / tháng kể cả tiền phòng
- Có nên ở ghép ngay từ năm nhất?