Sinh viên có nên ở ký túc xá hay không?
Ở ký túc xá hay thuê trọ riêng ở ngoài là một trong những vấn đề được các bạn tân sinh viên lần đầu lên thành phố học quan tâm nhất.
Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
Phương án 1: Ở kí túc xá sinh viên: Giá rẻ, an toàn nhưng gò bó, kém riêng tư
- # An toàn hơn
- # Chi phí tiết kiệm
- # Bạn bè giúp đỡ nhau
- # Đông vui hơn
- # Nhiều dịch vụ đi kèm
- # Dễ dàng tham gia các hoạt động của trường, của làng đại học
Phương án 2: Ở trọ: Giá cao hơn, tự do thoải mái nhưng kém an toàn
- #Những ưu điểm lớn của việc thuê nhà trọ sinh viên ở ngoài đó là
- #Tự do, thoải mái là thế nhưng ở trọ cũng cũng có nhiều nhược điểm khiến các bạn sinh viên phải lăn tăn
Một số lưu ý khi tân sinh viên thuê phòng trọ
- # Xem xét vị trí và an ninh của phòng trọ đó
- # Sự tiện lợi về giao thông
- # Chất lượng của phòng trọ
- # Giá cho thuê và các loại phí kèm theo
- # Đọc kỹ hợp đồng trước khi ký kết và đặt cọc
Xem thêm: 15 cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên [Update 2021]
Phương án 1: Ở ký túc xá sinh viên: Giá rẻ, an toàn nhưng gò bó, kém riêng tư
Hầu hết các trường đại học hiện nay đều có xây dựng thêm khu ký túc xá sinh viên. Ký túc xá thường nằm luôn trong khuôn viên trường. Hoặc cách trường không quá xa. Việc ở trong ký túc xá có nhiều ưu điểm. Đặc biệt là đối với những bạn sinh viên năm nhất lần đầu “chân ướt, chân ráo” lên thành phố như:
# An toàn hơn
Ký túc xá trong trường học được quản lý bởi chính ngôi trường đại học mà bạn theo học. Nên xét về vấn đề an ninh sẽ an toàn và đảm bảo hơn. Giờ giấc khi ở ký túc xá thường có quy định cụ thể về giờ đi, giờ về nên việc sinh hoạt cũng sẽ nề nếp, quy củ hơn. Nhất là đối với những bạn có thói quen sinh hoạt kỷ luật, đúng giờ thì sẽ rất thích ở ký túc xá.
# Chi phí tiết kiệm
Theo kinh nghiệm ở ký túc xá mà nhiều bạn sinh viên chia sẻ thì ở ký túc xá bạn chỉ tốn không tới 500k/tháng. Trong khi đó ở trọ bên ngoài thì bạn sẽ phải tốn ít nhất cũng từ hơn 1 triệu – 4 triệu đồng/tháng so với chi phí đắt đỏ tại thành phố hiện nay. Hơn thế nữa, vì ký túc xá sinh viên thường được xây dựng gần ngay trường nên chi phí xăng cộ, đi lại cũng được tiết kiệm tối đa.
# Bạn bè giúp đỡ nhau
Bạn cùng phòng khi ở ký túc xá đều là sinh viên chung trường nên sẽ rất dễ trong việc hỗ trợ nhau học tập hàng ngày. Thậm chí là giúp bạn mở rộng quan hệ và tập cho bản thân thói quen, kỹ năng chung sống trong tập thể tốt hơn.
Xem thêm: Top 10 lý do sinh viên nên ở ký túc xá
# Đông vui hơn
Thêm một ưu điểm nữa dành cho những bạn tân sinh viên muốn ở ký túc xá đó chính là sự đông vui. Ký túc xá sẽ như một cộng đồng nhỏ mà mọi người chung sống với nhau. Do đó, sống ở ký túc xá bạn sẽ có cảm giác đông vui nhộn nhịp.
Thậm chí nếu bạn là tân sinh viên chân ướt chân ráo lên thành phố cũng có thể dễ dàng kết bạn, tìm bạn mới. Thậm chí là còn nhận được sự giúp đỡ từ bạn cùng phòng. Không chỉ đơn giản là giúp đỡ lúc ốm đau hoạn nạn, giúp đỡ trong việc học hành. Mà còn có thể nhờ hỗ trợ về tài chính.
# Nhiều dịch vụ đi kèm
Trong các khu ký túc xá hiện đại như ký túc xá Đại học Quốc gia có rất nhiều các dịch vụ cơ bản đi kèm. Ví dụ như: Sân thể thao, quán café, quầy tạp hóa, khu luyện tập tiếng Anh, quán cơm sinh viên với giá siêu rẻ,….
Chưa hết, các dịch vụ đi kèm của các ký túc xá hiện nay ngày càng đa dạng và hiện đại. Đây cũng chính là lý do mà nhiều bạn sinh viên mới vào đại học lựa chọn ký túc xá thay vì ở trọ.
# Dễ dàng tham gia các hoạt động của trường, của làng đại học
Sân ở ký túc xá thường rất rộng và đó chính là một điểm cộng cho bạn nào thích thể thao, chiều chiều các bạn sinh viên đi bộ, hay chạy bộ, đánh cầu lông cũng rất thú vị. Thậm chí bạn có thể đăng ký tham gia vào câu lạc bộ thú vị ngay tại ký túc xá của mình như: CLB Patin, CLB Võ Vovinam, CLB Võ cổ truyền,… để rèn luyện sức khoẻ và theo sở thích cá nhân.
Bất cứ hoạt động nào của trường, của khu đại học bạn cũng có thể “bắt sóng” nhanh nhất nếu ở ký túc xá.
Tuy nhiên ở ký túc xá cũng sẽ có một số nhược điểm nhất định như:
- Khi ở ký túc xá, cả thế giới riêng tư được thu bé lại bằng một chiếc giường. Do đó mọi sinh hoạt riêng tư bị hạn chế tối đa. Nếu bạn muốn đáp ứng các sở thích như nuôi chó, trồng cây cũng sẽ là không thể.
- Số lượng người ở trong một phòng khá đông (thường không dưới 5 người / phòng ký túc xá) nên việc sinh hoạt hàng ngày ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Vì là ở đông người nên mọi hoạt động, hành vi của bạn cũng sẽ kém phần thoải mái. Thậm chí dễ có xích mích nếu người ở chung phòng kém ý thức.
- Không được nấu ăn nên cũng khá bất tiện.
- Giờ giấc đi lại khá gò bó, không được thoải mái.
- Dễ có tình trạng ăn cắp vặt, mất đồ do ở chung nhiều người.
- Không phải ký túc xá nào cũng có cơ sở hiện đại như Ký túc xá khu B Đại học Quốc gia. Hiện nay, một số ký túc xá của nhiều trường hiện nay khá xuống cấp và thường tình trạng hết chỗ cũng không phải là hiếm.
- Thường những ký túc xá có luật rất chặt chẽ về việc cho người ngoài ra vào. Điều này khiến các bạn sinh viên khó dẫn bạn về chơi hay để ba mẹ lên thăm.
- Ký túc xá sẽ không cho nấu ăn. Vì vậy bạn phải ăn ngoài. Nhiều khi tốn tiền lại còn không đảm bảo.
Không thể bỏ qua: Có nên ở ghép ngay từ năm nhất?
Phương án 2: Ở trọ: Giá cao hơn, tự do thoải mái nhưng kém an toàn
Bên cạnh ở ký túc xá thì phương án thuê trọ ở ngoài vẫn được rất nhiều sinh viên lựa chọn.
#Những ưu điểm lớn của việc thuê nhà trọ sinh viên ở ngoài đó là:
- Một bầu trời tự do mở ra trước mắt. Buổi tối muốn về lúc nào thì về. Muốn đi lúc nào thì đi. Muốn ăn gì thì tự nấu mà không ai cấm cản, ý kiến. Ở trọ là sự lựa chọn tuyệt vời cho những bạn sinh viên yêu tự do, ghét bị quản lý.
- Không gian riêng tư rộng rãi khi bạn ở trọ một mình. Nếu có ở ghép thì cũng chỉ 2,3 người là tối đa. Đặc biệt là bạn có thể chủ động trong việc chọn người ở ghép. Nên việc xích mích. Hoặc thậm chí là mất cắp vặt cũng được hạn chế.
- Được quyền nấu ăn theo sở thích, điều kiện cho phép. Vừa đỡ tốn kém không phải ăn ngoài nên sẽ đảm bảo cho sức khỏe về lâu dài.
- Phòng trọ có đầy đủ tiện nghi. Thậm chí là có không gian riêng và rộng rãi. Do đó, bạn hoàn toàn có thể làm những gì mình thích.
- Có người thân đến thăm, bạn cũng có nơi để cho họ nghỉ ngơi, ngủ qua đêm. Thay vì phải tìm 1 nơi trọ khác cho họ như khi ở ký túc.
- Bạn có thể cho phép mình lười vài hôm và không dọn dẹp phòng ốc cũng chẳng sao.
#Tự do, thoải mái là thế nhưng ở trọ cũng cũng có nhiều nhược điểm khiến các bạn sinh viên phải lăn tăn
# Chi phí cao
Như đã nói ở trên, để tìm được một nhà trọ tương đối ổn trong thành phố đắt đỏ thì bạn phải bỏ ra ít nhất cũng khoảng 800k .tháng. Chi phí này có thể sẽ giảm nếu bạn ở ghép. Nhưng nhìn chung vẫn cao hơn gấp 2, gấp 3 lần so với ở ký túc xá.
# Khó tìm nơi ưng ý
Việc tìm được một nhà trọ ưng ý gần sát trường thì không dễ nên bạn thường sẽ phải tốn thêm một khoảng chi phí đi lại và khả năng trễ giờ học, kẹt xe khi đến trường cũng cao hơn.
Hiện nay, trên thị trường còn xuất hiện nhiều mô hình nhà trọ dạng ký túc xá cao cấp để phục vụ các bạn sinh viên, độc thân có nhu cầu ở ghép. Nhưng sinh hoạt tự do. Không gò bó như ký túc xá đại học quốc gia hoặc của các trường đại học khác.
# Cô đơn hơn
Đôi khi sẽ cảm thấy buồn và cô đơn khi ở một mình. Thậm chí khi ốm đau, hoạn nạn không có bạn bè giúp đỡ, động viên nếu bạn ở trọ một mình.
# An toàn kém
Nhiều khu trọ có an ninh cực kỳ kém. Nếu ở ghép với những người lạ thì độ an toàn cực thấp. Thậm chí tình trạng mất đồ đạc có thể xảy ra. Nhất là đối với những bạn tân sinh viên nhẹ dạ cả tin.
Một số lưu ý khi tân sinh viên thuê phòng trọ
Trong quá trình đi tìm nhà trọ và quyết định thuê trọ, sinh viên cần có những kĩ năng sau đây để tránh mắc phải sai lầm khi lựa chọn. Hoặc tốn nhiều thời gian, chi phí tìm nhà trọ mà vẫn không chọn được nơi ưng ý.
# Xem xét vị trí và an ninh của phòng trọ đó
Đây là việc đầu tiên cần phải tính đến khi đi thuê phòng trọ. Để có được phòng trọ tốt thì hãy tránh những nơi có quá nhiều thành phần phức tạp như chợ, bến xe,…. Nhưng cũng đừng tìm các khu trọ quá vắng vẻ. Các nhà trọ gần các khu nhà trọ ở khu đất trống.
Gia chủ quyết định khá lớn đến an ninh của khu trọ. Do vậy khi đi thuê cũng cần phải tìm hiểu thêm cả gia chủ. Nên tìm hiểu thông tin từ cả những người đang thuê ở đó. Hoặc người dân xung quanh một cách khéo léo về an ninh phòng trọ ở khu vực bạn định thuê.
# Sự tiện lợi về giao thông
Lưu ý các tuyến xe buýt quanh đó có thuận tiện không. Thực tế ai cũng muốn có vị trí gần trường học gần. Nhưng không nhất thiết phải quá gần. Bởi vì càng gần thì từ diện tích, điện, nước,.. cũng bị đẩy giá nên rất cao. Nhiều bạn có sở thích thuê phòng ở xa. Điều đó không nhưng gây lãng phí về chi phí đi lại. Mà còn làm bạn mất rất nhiều thời gian.
# Chất lượng của phòng trọ
Hãy xem xét kỹ càng để đảm bảo các yếu tố về điện, nước, thiết bị, tường ngói,… hoạt động tốt và an toàn sau khi thuê. Bạn đừng quá tham lam về diện tích của phòng trọ. Vì điều này sẽ làm cho bạn gặp khó khăn trong việc cân nhắc.
Bạn cũng cần xem các hạng mục phụ trợ có tốt không, có gần không. Các dịch vụ hỗ trợ cũng rất quan trọng như khu ăn uống, công viên, giải khát, internet, wifi… Hãy yêu cầu chủ trọ dọn phòng sạch sẽ trước khi bạn chuyển đến. Bởi vì đó là quyền lợi của bạn.
# Giá cho thuê và các loại phí kèm theo
Đối với các bạn sinh viên hay tầng lớp công nhân thì giá cả là một vấn đề lớn. Giá phòng trọ tùy mỗi khu vực quận huyện sẽ cao thấp khác nhau. Vì vậy bạn phải xác định địa điểm thuê phòng phù hợp với hoàn cảnh bản thân.
Trong trường hợp bạn cảm thấy giá quá cao so với khả năng, hãy nghĩ đến giải pháp tìm người ở ghép. Ở ghép sẽ giảm được chi phí đáng kể cho mỗi người. Bạn sẽ có được những người bạn thân thiết để cùng chia sẻ và giúp đỡ nhau trong khi khó khăn. Không nên tìm người ở ghép là người lạ để tránh bị lừa.
# Đọc kỹ hợp đồng trước khi ký kết và đặt cọc
Khi thuê phòng trọ, nhất thiết cần phải có hợp đồng thuê nhà gồm 2 bản được 2 bên xác nhận và mỗi bên giữ 1 bản.
Trước khi ký vào bản hợp đồng đó, bạn cần đọc kỹ các điều khoản của hợp đồng về quyền lợi, trách nhiệm. Chưa hết, các yếu tố như giá thuê phòng trọ, tiền đặt cọc, giá điện nước cùng các dịch vụ internet, vệ sinh khác….cũng cần đặc biệt lưu ý. Chắc chắn rằng, bạn sẽ không bị thiệt với bản hợp đồng này.
Không thể bỏ qua: 5 cách giúp sinh viên không bị cháy túi
Lời khuyên dành cho các tân sinh viên
Dù là ở ký túc xá hay ở trọ riêng bên ngoài thì cuộc sống sinh viên xa nhà đều sẽ dạy cho bạn được nhiều điều bổ ích và giúp bạn ngày càng bản lĩnh, trưởng thành, tự lập.
Bên trên là chia sẻ của chúng tôi nhằm giúp các tân sinh viên bớt băn khoăn về vấn đề ở ký túc xá hay thuê trọ.
Và nếu các bạn muốn Quản lý chi tiêu để biết được các khoản chi tiêu mà không cần ghi chép thủ công. Ứng dụng sẽ cho bạn nhìn thấy báo cáo chi tiêu để đưa ra hạn mức chi tiêu cho bản thân nhé.
Bài viết liên quan
Danh mục
Bài viết mới nhất
- Test ai
- Hướng dẫn xóa tài khoản
- Hướng dẫn sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu
- TRỌN BỘ ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN TOÁN THPT QUỐC GIA 2021
- Tuyển sinh đại học năm 2021 sẽ như thế nào?
- 15 cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên [Updates 2021]
- KINH NGHIỆM "XƯƠNG MÁU" QUẢN LÝ CHI TIÊU CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT
- Cách tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên cực hiệu quả
- Mẹo chi tiêu cho sinh viên đại học chỉ với số tiền 2.000.000 vnđ / tháng kể cả tiền phòng
- Có nên ở ghép ngay từ năm nhất?