Có nên ở ghép ngay từ năm nhất?
Để có thể tiết kiệm chi phí khi thuê nhà ở, phòng trọ, nhiều người chọn cách ở ghép như một lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, hiện nay không hề hiếm các trường hợp tranh chấp, mâu thuẫn khi ở ghép với nhau, khiến cho cả hai rơi vào tình trạng “dở khóc dở cười”. Chính vì thế, câu hỏi “Có nên ở ghép hay không?” vẫn tiếp tục gây tranh cãi.
Vậy, hãy cùng Quản lý chi tiêu tìm hiểu, phân tích ưu nhược của việc ở ghép để có thể lựa chọn được phương thức sinh sống phù hợp nhất nhé.
Mục lục:
1. Những khó khăn khi ở ghép của sinh viên
2. Cách để chung sống “hòa bình” với nhau khi ở ghép?
3. Vậy có nên ở ghép ngay từ năm nhất?
1. Những khó khăn khi ở ghép của sinh viên
Trong thời buổi giá cả đắt đỏ tiền phòng, tiền điện, tiền nước liên tục tăng giá thì ở ghép là một giải pháp hiệu quả giúp sinh viên vừa có được chỗ ở hợp lý, ổn định để học tập và làm thêm mà vẫn tiết kiệm được tối đa chi phí.
Tuy nhiên, cuộc sống ở ghép của các sinh viên chưa bao giờ dễ dàng. Mỗi người đều có những rắc rối khác nhau, người thì “phát điên” vì bạn cùng phòng tính toán, chi li, người “khổ sở” vì bạn ở ghép lười biếng, kẻ thì “phát ngượng” khi bạn cùng trọ liên tục dẫn người yêu về phòng…
Thực tế thì không phải mỗi lúc bức xúc hay không vừa ý nhau là các bạn sinh viên có thể dọn ra ngoài và tìm thuê phòng trọ sinh viên mới. Bởi việc chuyển trọ nhiều sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập. Do đó, để có thể sống chung “hòa bình” với bạn cùng phòng trọ mỗi bạn sinh viên phải tự trang bị cho mình những bí kíp riêng.
Xem thêm : Sinh viên có nên ở ký túc xá hay không?
2. Cách để chung sống “hòa bình” với nhau khi ở ghép?
Tiền và tình cảm chính là những yếu tố quan trọng dễ dàng tác động đến tâm lý của bất kỳ ai trong đó không loại trừ sinh viên. Đây cũng chính là khởi nguồn của hàng tá những rắc rối khi sinh viên ở ghép cùng nhau.
Nhiều sinh viên ngại trong việc rõ ràng về tiền bạc và sau một thời gian ở chung thì cảm thấy rất ức chế với bạn cùng phòng vì cứ thản nhiên ăn, dùng đồ của mình mà chẳng chịu chi ra đồng nào. Minh chứng cụ thể là Hoa (sinh viên năm 3 đại học Ngoại Thương) sống chung với bạn cùng lớp 2 năm. Tuy nhiên bạn này có tật xấu là lười và hay “quên”, cứ xài đồ người khác như của mình mà rất ít khi mua đồ về nhà cũng không chịu share tiền khiến cô nàng chán ngán.
Do đó, chúng tôi khuyên các bạn sinh viên, nên rõ ràng về chuyện tiền nong trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày với những người bạn cùng phòng để tránh rắc rối về sau.
Khi sống chung với nhau lâu ngày dù đã có những quy định chung nhưng các bạn sinh viên ở ghép cũng không tránh được những khó chịu và bất mãn với bạn cùng phòng. Do đó, bí quyết để có được cuộc sống “yên ổn” với bạn cùng phòng chính là thẳng thắn góp ý và chia sẻ.
Thay vì im lặng hay mặt tỏ thái độ khó chịu bạn hãy mạnh dạn góp ý nếu bạn cùng phòng quá lười, thường gây ồn ào, đụng chạm đến đời tư cá nhân,…của người khác để họ tự sửa chữa thói quen xấu của mình. Tuy nhiên, để tránh tạo nên tình huống căng thẳng bạn nên góp ý từ từ, nhẹ nhàng nhé.
Mặc dù đã góp ý nhưng mỗi người sinh ra đều có cá tính riêng, không phải ai cũng sẵn sàng lắng nghe, thừa nhận việc mình làm là sai và sẵn sàng thay đổi. Do đó bạn cũng nên xác định được điều này và chấp nhận khi ở ghép.
Xem thêm: 07 bí quyết giúp sinh viên quản lý tài chính cá nhân và tiết kiệm tiền
3. Vậy có nên ở ghép ngay từ năm nhất?
Ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam, sinh viên năm nhất thường có những chế độ ưu đãi đặc biệt, được giúp đỡ về kí túc xá, chỗ ở,…Tuy nhiên nhiều bạn muốn thuê phòng trọ để chủ động trong việc đi làm thêm, nấu nướng,…
Với đặc điểm chân ướt chân ráo lên thành phố học, kinh nghiệm sống còn chưa nhiều, chúng tôi khuyên sinh viên năm nhất nên ở ghép cùng nhau hoặc ở chung với các anh chị khóa trên để vừa an toàn, vừa tiết kiệm chi phí lại tiện cho việc làm thêm của bạn vì sinh viên năm nhất chương trình học còn nhẹ nhàng lắm.
Mặc dù ở ghép cùng nhau là phát sinh cả tá rắc rối tuy nhiên hiện nay, hầu hết các sinh viên vẫn tìm người ở ghép không chỉ để giảm chi phí nhà trọ mà còn để có người bầu bạn, chia sẻ, có người chăm sóc lúc ốm đau,… Chắc chắn việc sống chung với người lạ sẽ là trải nghiệm thú vị và cũng là kinh nghiệm sống tuyệt vời, hành trang vào đời mà bất cứ sinh viên nào cũng muốn được trải qua.
Để dễ dàng hơn cho sinh viên khi ở ghép, Quản Lý chi tiêu nhóm đã đưa ra những tính năng để tất cả các thành viên trong phòng đều có thể ghi chép và theo dõi, minh bạch số tiền đã chi, từ tiền nhà, tiền thức ăn, tiền đồ dùng, phí khác...Bạn hãy sử dụng ứng dụng này nó là một phần giúp các bạn sinh viên ở ghép dễ sống cùng nhau hơn đó.
Xem thêm: Top 10 lý do sinh viên nên ở ký túc xá
Bài viết liên quan
Danh mục
- Phong cách sống 13
- Kiến thức tài chính 11
- Tân sinh viên 7
- Kiến thức sinh viên 10
- Nấu ăn 0
- Làm đẹp 0
Bài viết mới nhất
- Quán ăn vặt ngon Hà Nội - Top những quán ăn vặt ngon bổ rẻ
- Kinh nghiệm “săn” vé máy bay giá rẻ và đặt phòng tiết kiệm
- Bí quết học tiếng anh nhanh hiệu quả cho người mới bắt đầu
- Hướng dẫn xóa tài khoản
- Hướng dẫn sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu
- TRỌN BỘ ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN TOÁN THPT QUỐC GIA 2021
- Tuyển sinh đại học năm 2021 sẽ như thế nào?
- 15 cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên [Updates 2021]
- KINH NGHIỆM "XƯƠNG MÁU" QUẢN LÝ CHI TIÊU CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT
- Cách tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên cực hiệu quả