KINH NGHIỆM "XƯƠNG MÁU" QUẢN LÝ CHI TIÊU CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT
Nhiều tân sinh viên bắt đầu hành trình sống xa nhà, xa bố mẹ và tự lập cho cuộc sống mới. Nhiều bạn hoang mang, làm thế nào để quản lý chi tiêu? Làm thế nào để không rơi vào cảnh cuối tháng mì tôm sống chống đói? Làm thế nào để cân bằng sau khi gia nhập một cuộc sống mới?
Quản Lý Chi Tiêu chắc hẳn các bạn đang rất hào hứng với chặng đường mới, hành trình mới. Tuy nhiên, không ít bạn cũng rất bỡ ngỡ vì mọi thứ 'mới tinh', thật khác so với những năm tháng cấp 3.
Nếu bạn chưa rõ nên làm như thế nào để hoàn thiện kế hoạch chi tiêu của mình, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các bước đơn giản nhưng hữu dụng sau đây nhé!
Mục lục:
1. TỔNG HỢP NGUỒN THU NHẬP HÀNG THÁNG
Bạn cần biết mình chắc chắn có được bao nhiêu tiền trước khi đưa ra quyết định chi tiêu hàng tháng, tránh rơi vào tình trạng chi vượt mức thu. Đối với các bạn sinh viên, nguồn thu nhập chủ yếu đến từ các khoản chu cấp của gia đình, tiền lương làm thêm part-time…
2. LIỆT KÊ CÁC KHOẢN CẦN CHI TIÊU
Bạn hãy sắp xếp các khoản chi tiêu theo thứ tự quan trọng từ trên xuống dưới. Nếu bạn nghiêm túc làm điều này một cách tỉ mỉ, các khoản phát sinh ngoài dự kiến sẽ nằm trong tầm kiểm soát. Một số khoản chi mà bạn có thể tham khảo cho lần đầu thực hiện:
- Chi tiêu bắt buộc: tiền nhà, điện, nước sinh hoạt, chi phí di chuyển, học phí…
- Chi tiêu không bắt buộc: giải trí, tiền mừng, quà sinh nhật…
3. MUA SẮM PHÙ HỢP VỚI NGÂN SÁCH TÀI CHÍNH
Bạn hãy chú ý đừng vung tay quá đà để tránh trường hợp chưa đến mồng 10 mà đã phải xác định ăn mỳ tôm đến hết tháng nhé.
Hãy thử tưởng tượng, bạn thích một đôi giày hiệu, nhưng số tiên chi tiêu mỗi tháng = giá của đôi giày đó. Vậy thì sao ta? Đây có phải là lựa chọn phù hợp với tài chính của bản thân không?
Tất nhiên là không rồi, kể cả trong việc ăn uống cũng vậy, hạn chế hàng quán đắt đỏ, tự nấu những bữa cơm vừa giúp tiết kiệm chi tiêu, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh nữa đấy nhé!
Vậy nên bạn hãy mua những đồ bạn "Cần" chứ đừng mua đồ bạn "Thích", bởi vì những thứ chúng ta thích là " cái thùng không đáy".
4. GHI CHÉP LẠI TẤT CẢ CÁC KHOẢN CHI TIÊU
Ngoài hình thức ghi chép truyền thống bằng sổ tay, hiện nay có rất nhiều phương pháp hiện đại và thuận tiện hơn rất nhiều. Một trong số đó là sử dụng phần mềm tính toán trên máy tính (như Excel) hoặc các ứng dụng quản lý tài chính của smartphone.
Hiện nay ứng dụng Quản Lý Chi Tiêu đang được nhiều bạn sinh viên sử dụng để quản lý tài chính của mình. Với giao diện hiện đại, sử dụng tiếng Việt dễ sử dụng. Đặc biệt ứng dụng có nâng cấp cho các bạn cùng phòng, ở ghép có thể quản lý một cách rõ ràng, minh bạch.
Không thể bỏ qua: Top app quản lý chi tiêu được nhiều người tin dùng nhất
Hãy cùng Quản lý chi tiêu để bạn không rơi vào trường hợp cháy túi nhé!
Bài viết liên quan
Danh mục
Bài viết mới nhất
- Test ai
- Hướng dẫn xóa tài khoản
- Hướng dẫn sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu
- TRỌN BỘ ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN TOÁN THPT QUỐC GIA 2021
- Tuyển sinh đại học năm 2021 sẽ như thế nào?
- 15 cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên [Updates 2021]
- KINH NGHIỆM "XƯƠNG MÁU" QUẢN LÝ CHI TIÊU CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT
- Cách tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên cực hiệu quả
- Mẹo chi tiêu cho sinh viên đại học chỉ với số tiền 2.000.000 vnđ / tháng kể cả tiền phòng
- Có nên ở ghép ngay từ năm nhất?