Mì tôm cuối tháng có lẽ không hề xa lạ với hầu hết các bạn sinh viên. Nguyên nhân xuất phát từ việc chi tiêu quá mức, không có tính toán,  hoặc vì gia đình khó khăn nên không đủ điều kiện tài chính để chi trả cho các khoản sinh hoạt đắt đỏ ở thành phố đắt đỏ. Mức trung bình của các bạn sinh viên khi đi học ở Hà Nội được gia đình chu cấp hoặc cộng với cả đi làm thêm là 3.000.000 vnđ/ tháng. Tuy nhiên, với những mẹo dưới đây bạn có thể chi tiêu một cách thoải mái chỉ với số tiền 2.000.000 vnđ/ tháng, kể cả tiền trọ.

Bài viết này sẽ dành chủ yếu dành cho các bạn phải thuê trọ ở thành phố khi lên đại học với mức tiền trọ dao động từ 900.000 vnđ đến 1.000.000 vnđ trên 1 người . Số tiền còn lại là 1.000.000 vnđ hoặc hơn dành cho các khoản chi tiêu cần thiết khác. 

1. Nên lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng, cụ thể

Để chi tiêu trong một hạn mức nhất định, bạn luôn phải lâp một kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Kế hoạch chi tiêu sẽ giúp bạn tính toán được những khoản bắt buộc phải chi và những khoản có thể xê dịch. Từ đó bạn sẽ không bị rơi vào tình trạng hết tiền chi tiêu cho việc ăn uống cần thiết hàng ngày. Kế hoạch chi tiêu không cần quá chi tiết cho từng ngày. Nhưng phải khái quát được tổng các khoản sẽ phải chi bắt buộc.

Quy tắc ngân sách 50/20/30
Quy tắc ngân sách 50/20/30 - ảnh minh họa

Ví dụ đơn giản nhất như với khoản tiền 2.000.000 , tiền thuê nhà khoảng 900.000 vnđ, đi lại 100.000, tiền ăn + chi tiêu khác hằng ngày 900.000, tiền dự trù 100.000. Cụ thể như sau: 

  • Đầu tiên về tiền nhà, với điều kiện hạn hẹp thì bạn nên thuê chung nhà với bạn bè hoặc ở kí túc xá để tiết kiệm hơn. Nếu bạn thuê nhà ở Hà Nội và ở phòng từ 2 người trở lên, với điều kiện sống trung bình, có khép kín thì tổng tiền điện nước, mạng và tiền nhà chỉ khoảng 900.000 vnđ/ người. Còn nếu ở kí túc xá thì tiền phòng chỉ khoảng 400.000/1 người 1 tháng cho phòng tiện nghi nhưng các kí túc xá thường không cho phép nấu ăn nên khoản dư ra sẽ chuyển sang tiền ăn.
  • Thứ hai, tiền đi lại: Nếu bạn ở gần trường đại học thì tiền đi lại sẽ ít hoặc không phát sinh. Khoản này sẽ chuyển sang các khoản còn lại. Nếu bạn ở xa thì để tiết kiệm bạn có thể di chuyển bằng xe buýt, ở Hà Nội vé xe buýt liên tuyến có giá 100.000 vnđ/ tháng và bạn có thể đi bất cứ tuyến đâu, bất cứ tuyến buýt nào nên sẽ rất tiện lợi
  • Thứ ba, tiền ăn và phát sinh trong sinh hoạt hằng ngày : Khoản tiền 900.000 dành cho 30 ngày nghe có vẻ ít nhưng lại không hề quá khắt khe, thậm chí bạn có thể tiết kiệm từ khoản tiền này mà không phải ăn uống chi tiêu hà tiện. Nếu bạn ở trọ chung, hãy tự nấu ăn. Tiền rau + thức ăn + gia vị 1 ngày cho 2 người thường chỉ khoảng 40.000 vnđ/ ngày, sẽ có hôm ít hơn, có hôm nhiều hơn nên 1 người chỉ tốn 20.000 vnđ, khoản 10.000 còn lại để chi cho các việc như mua đồ dùng hàng ngày, mua sách vở học tập,… Các khoản tiêu vặt này thường phát sinh không thường xuyên nên bạn có thể tiết kiệm nhiều ngày để chi 1 lần
  • Cuối cùng, tiền dự trù: Khoản 100.000 vnđ này rất quan trọng vì khi có trường hợp khẩn cấp bạn phải dùng đến khoản này. Nếu dùng không hết trong tháng này có thể chuyển sang tháng sau. Các trường hợp có thể như tiền mua thuốc khi bị ốm, tiền đóng góp trên lớp đại học, tiền xe về quê.

Sau khi lập kế hoạch chi tiêu, bạn buộc phải nhớ và chi tiêu trong giới hạn đã lập ra và tuyệt đối không được dùng khoản này để chi cho khoản kia, trừ trường hợp bất khả kháng. 

Không thể bỏ qua: 5 cách giúp sinh viên không bị " cháy túi"

2. Hạn chế tối đa chi tiêu cho những khoản không nằm trong kế hoạch và không cần thiết

Với số tiền 2.000.000 vnđ / tháng, bạn không thể chi tiêu 1 cách tùy tiện. Bạn chỉ nên chi cho các khoản cần thiết như ăn uống, đi lại, đồ dùng học tập. Nhiều bạn có thói quen chi khi không có nguồn thu hoặc nguồn thu không đủ, dẫn đến vay nợ bạn bè hoặc đặt gánh nặng lên bố mẹ, hay có bạn ăn uống dè dặt cả tháng chỉ vì muốn mua 1 chiếc áo mới hot trend. Những điều này đều nên hạn chế bởi điều quan trọng nhất sau việc học đó là sức khỏe. Có thể ngay bây giờ sức khỏe của bạn chưa bị ảnh hưởng nhưng không có nghĩa là điều đó không xảy ra.

Hạn chế chi tiêu những khoản không nằm trong kế hoạch
Hạn chế chi tiêu những khoản không nằm trong kế hoạch - ảnh minh họa

Với khoản tiền dự trù, bạn có thể mua cho mình 1 chiếc áo mới nếu cảm thấy quần áo không đủ để dùng, nhưng chỉ chi tiêu trong hạn mức cho phép chứ đừng chạy theo những trend mới nhất vì việc này thường rất tốn kém.

Xem thêm: Sinh viên có nên ở kí túc xá hay không?

3. Ghi chép khoản chi tiêu hàng ngày.

Tương ứng với kế hoạch chi tiêu, các trang tiếp theo của kế hoạch này sẽ là ghi chép các khoản đã chi hàng này. Nhiều người cho rằng việc ghi chép không quan trọng vì có ghi chép thì cũng đã chi rồi, tổng tiền vẫn không thay đổi. Tuy nhiên việc ghi chép không đơn giản chỉ để lưu lại những khoản đã chi mà còn có công dụng giúp bạn kiểm soát chi tiêu. Nếu bạn ghi các khoản mình đã chi lại thì bạn sẽ biết hôm nay mình chi nhiều hay ít, có dư tiền trong hạn mức mỗi ngày ra hay không. Nếu dư thì bạn có thể để khoản dư ra cho ngày mai hoặc cho vào tiền tiết kiệm. 

Ghi chép kiểm soát chi tiêu
Ghi chép kiểm soát chi tiêu - ảnh minh họa

Ngoài ra việc ghi lại còn cho bạn biết tốc độ sử dụng đồ dùng của mình để kiểm soát một cách hợp lí. Ghi lại đồ ăn cũng giúp bạn kiểm soát nguồn dinh dưỡng hàng ngày của mình, tránh ăn lặp lại quá nhiều ngày một loại đồ ăn để đảm bảo đủ dinh dưỡng vì sức khỏe là điều quan trọng hàng đầu

Đặc biệt với các bạn ở chung phòng, sử dụng app quản lý chi tiêu nhóm sẽ giúp cho các bạn rành mạch các khoản chi tiêu sẽ giúp việc phân chia tài chính rõ ràng, không nhầm lẫn, không gây mâu thuẫn về vấn đề tiền bạc – một vấn đề hết sức nhạy cảm

Công cụ kiểm soát kế hoạch tiết kiệm hiệu quả cho sinh viên

Sẽ rất khó khăn cho việc quản lý chi tiêu nếu như bạn không có một phương thức kiểm soát chặt chẽ, do vậy hãy chuẩn bị cho mình một cuốn sổ ghi chép để theo dõi các khoản chi tiêu và tổng số tiền tiết kiệm của mình.Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể mang bên mình một cuốn sổ để phục vụ cho việc ghi chép, và đặc việt với các bạn chung phòng chỉ cần thêm bạn cùng phòng vào app quản lý chi tiêu nhóm như vậy mọi người chi tiêu gì đều biết các khoản đã chi một cách rõ ràng. Hiểu được sự bất tiện đó và mong muốn việc quản lý chi tiêu và tiết kiệm của bạn trở nên đơn giản, thuận tiện hơn Quản lý chi tiêu đã nghiên cứu và phát triển tính năng mới giúp bạn giải quyết tất cả những khó khăn trên.

App Quản Lý chi tiêu
App Quản Lý chi tiêu - ảnh minh họa

Xem thêm: 07 bí quyết giúp sinh viên quản lý tài chính cá nhân và tiết kiệm tiền