Bạn đang là sinh viên và phải sống xa nhà, học tập là việc chính tuy nhiên ở nơi đất khách quê người bạn phải tự mình lo toan cuộc sống. Vì vậy, việc chi tiêu tiết kiệm thế nào để không vượt quá số tiền gia đình cho hoặc số tiền làm thêm kiếm được là bài toán thực sự khó.

Là một cựu sinh viên mình xin chia sẻ 15 cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên giúp các bạn đảm bảo chi phí sinh hoạt hàng tháng, giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình. Đặc biệt là với những sinh viên điều kiện tài chính còn nhiều hạn chế.

Mục lục:

  1.  Tiết kiệm chi phí thuê nhà
  2.  Chia sẻ với bạn cùng phòng để chi tiêu tiết kiệm hơn
  3. Mượn hoặc xin giáo trình
  4.  Ăn uống lành mạnh cũng là cách giúp chi tiêu tiết kiệm
  5. Hạn chế ăn vặt
  6. Tận dụng khu vực giảm giá cho sinh viên
  7.  Sử dụng phương tiện công cộng 
  8.  Hạn chế giải trí ở ngoài
  9. Tránh mua sắm những thứ không cần thiết
  10. Dùng ứng dụng gọi điện miễn phí
  11. Dùng tiền mặt thay vì quẹt thẻ
  12.  Hạn chế thi lại, học lại
  13. Ngoài chi tiêu tiết kiệm, hãy tăng thu nhập bằng cách làm thêm
  14. Tiết kiệm tiền bằng ống heo
  15. Ghi chép chi tiêu

1. Tiết kiệm chi phí thuê nhà

Tiền thuê nhà trọ là chi phí tốn kém nhất đối với mọi sinh viên. Vì vậy, nếu muốn tiết kiệm chi tiêu, bạn cần giảm chi phí thuê nhà xuống mức tối thiểu.

Gần như 100% các trường đại học đều có khu ký túc xá dành cho sinh viên với mức giá siêu rẻ. Tuy nhiên số lượng phòng và số lượng sinh viên đủ điều kiện để được ở trong ký túc xá không nhiều. Thông thường các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn sẽ được ưu tiên hơn.

Vì vậy nếu không được ở trong kí túc xá, bạn nên tìm bạn đáng tin cậy ở cùng nhau vừa giảm chi phí tiền phòng vừa đảm bảo an toàn hơn mỗi khi ốm đau. Khi tìm phòng trọ bạn nên xem xét và so sánh mức giá, cơ sở vật chất giữa nhiều phòng khác nhau để tìm được phòng phù hợp.

Phòng trọ nhỏ tiết kiệm chi phí
Phòng trọ nhỏ tiết kiệm chi phí - ảnh minh họa

2. Chia sẻ với bạn cùng phòng để chi tiêu tiết kiệm hơn

Khi quyết điịnh ở ghép, bạn nên chung đồ dùng, mỗi người góp một vài thứ như vậy căn phòng của bạn sẽ đầy đủ vật dụng mà chi phí vẫn được san sẻ. Điều này rất tiện cho bạn nếu như các bạn chuyển ra ở riêng, không sống chung vùng nhau nữa. Và khi đó đồ của ai thì người đó sở hữu.

Xem thêm: Cách tiết kiệm tiền hàng tháng cho sinh viên

3. Mượn hoặc xin giáo trình

Giáo trình là tài liệu học tập không thể thiếu khi vào đại học. Tuy nhiên, nó lại chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn – đến khi kết thúc môn học. Và hầu như bạn không cần dùng lại nữa.

Sẽ rất tốn kém khi bạn bỏ ra hàng trăm ngàn để mua giáo trình mới. Bạn nên lên thư viện của trường để mượng giáo trình, hoặc xin giáo trình từ các anh chị khóa trước. Chỉ khi không thể tìm được cuốn giáo trình bạn phải có thì ra quán phô tô mua giáo trình phô tô. Như vậy bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá đó.

4. Ăn uống lành mạnh cũng là cách giúp chi tiêu tiết kiệm

Không ít sinh viên, nhất là sinh viên nam, thường lựa chọn ăn hàng cho nhanh chóng, tiện lợi thay vì tự nấu cơm. Tuy nhiên, chi phí ăn hàng thường khá cao và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Để tiết kiệm về lâu về dài bạn nên sắm dụng cụ nấu nướng và dành thời gian nấu ăn tại nhà. Thời gian nấu ăn tại nhà cũng rất nhanh lại đảm bảo vệ sinh, tốt cho sức khỏe và hợp khẩu vị. Ngoài ra, nên hạn chế ăn vặt. Những món khoái khẩu như xúc xích, snack, trà sữa,… không chỉ tốn kém tiền bạc mà còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Không thể bỏ qua:  Mẹo chi tiêu và tiết kiệm của cựu sinh viên

5. Hạn chế ăn vặt

Không thể phủ nhận những món ăn vặt luôn có sức hấp dẫn đối với người trẻ. Ăn vặt dần trở thành sở thích, thói quen của nhiều người.

Tuy nhiên, thường xuyên sử dụng các loại đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, xúc xích,… không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Mà còn khiến bạn tốn một khoản tiền không nhỏ mỗi tháng cho chi phí ăn uống.

Hạn chế ăn vặt vừa tốt cho sức khỏe vừa tiết kiệm tiền
Hạn chế ăn vặt vừa tốt cho sức khỏe vừa tiết kiệm tiền - ảnh minh họa

Do đó, cần hạn chế thói quen ăn vặt. Thay vào đó, hãy bắt đầu những hoạt động lành mạnh như chạy bộ, đá bóng, tập yoga,… để lấp đầy khoảng thời gian rảnh rỗi. Đồng thời nâng cao sức khỏe cho bản thân.

6. Tận dụng khu vực giảm giá cho sinh viên

Ngoài ý nghĩa hành chính, tấm thẻ sinh viên thực sự có nhiều lợi ích hơn bạn tưởng đó! Hãy cố gắng tận dụng nó để nắm bắt những ưu đãi hấp dẫn.

Chẳng hạn, khi có thẻ sinh viên, bạn sẽ được giảm giá, thậm chí miễn phí khi tham quan bảo tàng, khu du lịch, di tích lịch sử,… bạn cũng được hưởng ưu đãi 50% khi mua vé xe buýt theo tháng.

Biết cách tận dụng những ưu đãi này, bạn chắc chắn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ cho nhu cầu cá nhân của mình.

7. Sử dụng phương tiện công cộng 

Nếu nhà gần, bạn nên đi bộ hoặc xe đạp đến trường. Nếu ở xa, nên lựa chọn xe buýt thay vì xe máy. Vừa tiết kiệm chi phí đi lại, vừa góp phần giảm ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, sinh viên cũng được ưu đãi về giá vé khi sử dụng xe buýt. Vé xe buýt liên tuyến dành cho sinh viên chỉ khoảng 100.000 – 150.000 đồng/tháng.

8. Hạn chế giải trí ở ngoài

Hầu hết người trẻ đều thích những bữa ăn ngoài tiệm, đi xem phim, chương trình ca nhạc ,… để giải trí. Tuy nhiên, những hoạt động này khá tốn kém. 

Tại sao bạn không nghĩ đến những cách giải trí tại nhà. Không những vui vẻ, mà còn tiết kiệm. Chẳng hạn như đọc sách, xem phim,… Hoặc cùng bạn bè tổ chức các trò chơi tập thể.

Xem phim tại nhà để giảm chi phí
Xem phim tại nhà để giảm chi phí - ảnh minh họa

9. Tránh mua sắm những thứ không cần thiết

Luôn nhớ rằng: Chỉ mua thứ mình cần, không mua thứ mình thích. Nó sẽ giúp bạn chi tiêu khoa học, tiết kiệm, tránh lãng phí.

Tốt nhất, trước khi đi mua sắm, hãy lên danh sách những món đồ mình cần. Bước này giúp bạn không bị sót đồ, ước tính được lượng tiền cần mang theo. Đồng thời, hạn chế trường hợp sa đà vào những món đồ không thực sự cần thiết, hao tốn tiền bạc.

10. Dùng ứng dụng gọi điện miễn phí

Thay vì tiêu tốn hàng trăm ngàn tiền điện thoại mỗi tháng, bạn có thể sử dụng các ứng dụng như Facebook Messenger, Skype, Zalo,… để trò chuyện cùng mọi người.

Các ứng dụng này cho phép người dùng nhắn tin, gọi điện (âm thanh/video) hoàn toàn miễn phí mọi lúc, mọi nơi. Chỉ cần đảm bảo có kết nối internet.

Nhờ vậy, chi phí điện thoại hàng tháng của bạn sẽ được giảm đáng kể.

Sử dụng ứng dụng để tiết kiệm tiền
Sử dụng ứng dụng để tiết kiệm tiền - ảnh minh họa

11. Dùng tiền mặt thay vì quẹt thẻ

Việc dùng thẻ thanh toán khá tiện lợi. Tuy nhiên, nó thường khiến bạn khó kiểm soát chi tiêu của mình, dẫn đến “vung tay quá trán”. Dùng tiền mặt vẫn là lựa chọn an toàn nhất để hạn chế chi tiêu.

12. Hạn chế thi lại, học lại

Thi lại, học lại không chỉ khiến bạn mất thời gian, công sức, mà còn tốn một khoản tiền không nhỏ. Vì vậy, để hạn chế điều này, cần cố gắng học tập chăm chỉ để đạt kết quả tốt.

Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, đồng thời thuận lợi cho quá trình xin việc sau này.

Xem thêm:  Mẹo chi tiêu cho sinh viên đại học chỉ với số tiền 2.000.000 vnđ / tháng kể cả tiền phòng

13. Ngoài chi tiêu tiết kiệm, hãy tăng thu nhập bằng cách làm thêm

Kỳ nghỉ hè của học sinh thường kéo dài khoảng 2 – 3 tháng. Là kỳ nghỉ dài nhất trong năm. Song song với các kế hoạch vui chơi sau những ngày tháng học tập vất vả hoặc học thêm để nâng cao kiến thức, bạn có thể bắt đầu một công việc làm thêm để tạo thu nhập cho bản thân.

Gia sư có lẽ là công việc phù hợp nhất đối với lứa tuổi học sinh. Nếu có kiến thức nền vững chắc, bạn có thể nhận dạy kèm cho các em khóa dưới. Vừa có thể củng cố kiến thức cũ cho bản thân, vừa có thêm thu nhập trong dịp hè. 

Biết đâu nhờ dịp này, bạn lại phát hiện ra khả năng sư phạm của bản thân và có định hướng nghề nghiệp phù hợp trong tương lai. 

Tuy nhiên, cần cân bằng giữa thời gian học tập và làm thêm. Đừng quá chú trọng chuyện tiền bạc mà bỏ bê việc học hành. Nên nhớ rằng: Việc quan trọng nhất mà bạn cần làm tốt vẫn là học.

14.Tiết kiệm tiền bằng ống heo

Nên tạo thói quen tiết kiệm tiền càng sớm càng tốt. Nếu bạn chưa đủ tuổi để mở tài khoản tiết kiệm, có thể sử dụng ống heo để bỏ tiền tiết kiệm.

Hãy mua một ống heo xinh xắn và tự nhắc nhở bản thân sẽ dùng nó để tiết kiệm tiền cho các mục tiêu trong tương lai như mua điện thoại, đi du lịch,… 

Tiền thưởng, tiền lì xì, tiền làm thêm,… Kể cả tiền lẻ. Hãy bỏ tất cả vào ống heo của bạn! Chắc chắn sau một thời gian, bạn sẽ bất ngờ với số tiền mà mình đã tiết kiệm được.

Tiết kiệm tiền phòng trừ rủi ro
Tiết kiệm tiền phòng trừ rủi ro - ảnh minh họa

15. Ghi chép chi tiêu

Đây là bước rất quan trọng nếu bạn muốn quản lý chi tiêu hiệu quả. Hãy cố gắng ghi lại những khoản chi dù là nhỏ nhất. Nó sẽ giúp bạn biết được mình đã chi tiêu những gì? Đâu là khoản khiến bạn tốn nhiều tiền nhất? Từ đó có giải pháp điều chỉnh sao cho phù hợp.

Trước đây, mọi người thường ghi chép chi tiêu vào sổ sách hoặc tạo file excel. Tuy nhiên việc này khá mất thời gian, khiến bạn không thể duy trì đều đặn.

Hiện nay, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính trên điện thoại, laptop,… 

Quản lý chi tiêu nhóm – ứng dụng quản lý chi tiêu tốt nhất cho sinh viên, sẽ giúp bạn theo dõi và phân loại các khoản thu nhập, chi tiêu một cách dễ dàng. 

ứng dụng quản lý chi tiêu tốt nhất cho sinh viên
Ứng dụng quản lý chi tiêu tốt nhất cho sinh viên khi ở ghép - ảnh minh họa

Chỉ với 1 thao tác bạn đã có thể ghi lại được các lần chi tiêu của mình với đẩy đủ thông tin, chi cho việc gì, ai là người chi, chi cho những ai và bao nhiêu tiền.
Ngoài ra nếu phòng bạn chơi kiểu góp quỹ thì bạn hoàn toàn có thể tạo quỹ cho phòng và nạp tiền vào để dùng dần, vô cùng tiện lợi.

Từ nay bạn không cần phải lo lắng về việc ghi chép chi tiêu, sau đó ngồi cộng trừ tính toán xem mọi người trong phòng tháng vừa rồi đã ăn chơi những gì, hết bao nhiêu, ai dùng nhiều ai dùng ít nữa.
Ứng dụng sẽ giải quyết hết khâu tính toán và thống kê cho bạn theo thời gian thực một cách chính xác và rõ ràng đến từng bữa ăn, từng thành viên một.

Ngoài ra, Quản lý chi tiêu nhóm còn mang lại nhiều tiện ích thú vị cho người dùng như tương tác với nhóm sinh viên khác, chat với thành viên trong phòng...

Hãy tạo cho mình thói quen ghi chép chi tiêu thường xuyên để để đảm bảo ngân sách của bản thân.