Các sĩ tử chuẩn bị thi đại học nhất định phải đọc những kinh nghiệm quý báu sau
Kỳ thi THPT quốc gia sắp bắt đầu, đây chính là thời gian lo lắng và căng thẳng nhất của các bạn học sinh. Nhưng đừng nản, lên đại học rồi, các bạn sẽ biết ngày ngày cố gắng phấn đấu, ngày ngày hướng về tương lai, mới thực sự là những ngày thanh xuân phấn khích. Hãy cùng Quản lý chi tiêu chia sẻ những kinh nghiệm quý báu khi đi thi nhé!
Mục lục:
1. Chuẩn bị tư thế sẵn sàng tốt nhất trước kỳ thi
Bạn hãy lưu ý những mẹo dưới đây để có thể tự tin bước vào kì thi cam go nhé:
- Nếu bạn từ nơi xa đến, hãy lên sớm một chút để ổn định chỗ ở, tìm hiểu đường đi, thăm dò chỗ ăn uống, cách thức đi lại…
- Kiến thức tích lũy 3 năm chứ không phải nhồi thêm kiến thức trong vài ngày. Bạn không nên để “nước đến chân mới nhảy”, nếu nạp quá nhiều kiến thức trong một thời gian ngắn thì cũng rất dễ quên. Cần sắp xếp thời gian và lịch học cụ thể cho từng môn, không nên học quá nhiều vì sẽ làm bạn căng thẳng và tiếp thu bài không hiệu quả.
- Chọn thời gian và phương pháp học mà bạn thấy hiệu quả nhất: bạn có thể tiếp thu bài nhanh trong buổi sáng hoặc học thuộc bài nhanh bằng cách đọc nhẩm trong óc thì cứ làm nhé.
- Cần nắm vững phương pháp học tập của từng môn: bạn học khối A thì cần phải xem kỹ công thức, sau mỗi buổi học nên về đọc lại công thức và vận dụng làm bài tập ngay. Điều này sẽ giúp bạn thuộc công thức nhanh và nhớ lâu hơn mà không phải học. Với bạn học khối C thì nên nắm vững những ý chính, không nên học những dẫn chứng quá dài, có thể tìm thêm nhiều sách tham khảo để đọc.
- Tạo không gian học tập cho riêng mình để tránh bị làm phiền sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của bạn. Bạn có thể đi học thêm một số môn hoặc rủ bạn bè học nhóm, đó cũng là một cách học rất hiệu quả, giúp bạn có thêm được nhiều cách học hiệu quả.
- Cố gắng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo có một sức khỏe thật tốt cho mình.
2. Chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết khi đi thi
Phải giữ sức khỏe trước “trận đánh”. Đừng thức tới 2-3h sáng và bắt đầu “trận đánh” lúc 7h. Và đừng quên chuẩn bị những "bảo bối" này trước khi bước vào phòng thi:
- Một chai nước, uống nước sẽ giúp trấn an tốt, cũng là cách để "làm mát não" và "hạ nhiệt tim". Nước uống mang theo cần lột bao bì, nhãn mác ra ngoài.
- Đem theo nhiều bút để dự phòng. Thi môn văn dùng bút mực nhưng thi các môn trắc nghiệm tô bằng bút chì. Chỉ cần tô mờ máy không nhận. Tờ giấy thi nhàu, mồ hôi chảy ướt giấy cũng khó khăn khi chấm. Chú ý phải giữ tờ giấy này. Người chấm dễ nhưng máy sẽ bỏ qua rất nhiều lỗi.
- Máy tính bỏ túi mang vào phòng thi thì thí sinh nên kiểm tra theo đúng quy định của Bộ, phải đối chiếu với danh mục Bộ đã công bố.
- Thẻ dự thi và chứng minh thư nhân dân. Khi nhận giấy báo dự thi phải kiểm tra đầy đủ thông tin cá nhân, môn đăng ký dự thi, địa điểm thi, phòng thi.
Hãy chuẩn bị hết mọi thứ vào tối hôm trước khi thi vì nếu để buổi sáng khi đi thi mới chuẩn bị thì rất dễ bị quên và sót việc.
3. Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến
Tập trung vào bài thi không phải là điều dễ dàng, vì có quá nhiều yếu tố tác động đến chúng ta như: Tâm lý, tiếng ồn. giám thị, tốc độ làm bài của các sĩ tử khác...
Tuy nhiên, hãy nhớ những điều sau đây:
- Luôn phải tâm niệm rằng “Đề khó là sẽ khó với hầu hết tất cả mọi người, không chỉ với riêng mình ta. Cho nên ta chỉ việc là làm hết sức”.
- Phải tin rằng mọi thí sinh đều không phải là “siêu nhân” nên chẳng ai có thể nhớ tất cả những gì mình đã học.
- Khi làm bài, đừng quan tâm đến những thí sinh khác. Chúng ra hãy cho rằng “Ai xin giấy nhiều chắc là do phải gạch bỏ, sửa lại nhiều, ai ra về sớm chắc do không làm được bài”.
- Hít thở đều và không nên cố gắng giữ bình tĩnh, hãy dành một vài phú để cơ thể tự thích ứng và làm quen.
4. Chiến thuật làm bài phải hợp lý
Một điều cực kì quan trọng trong khi làm bài thi đó là chiến thuật làm bài, nên nhớ, kiến thức chúng ta có được chỉ là hữu hạn, hãy dùng kĩ năng chúng ta có được để biến chúng thành vô hạn.
- Khi nhận đề thi nên đọc kỹ hai đến ba lần, không nên lo lắng hay có suy nghĩ đề thi khó khi bạn chưa bắt tay vô làm bài.
- Chọn những bài nào dễ làm trước, bài khó làm sau, chỗ nào chưa làm được thì không nên lo lắng, hãy để qua một bên và tiếp tục làm những bài khác sau đó mới quay trở lại giải quyết những phần khó. Không nên để bản thân bị “sa lầy” vào những phần khó.
- Đối với những đề thi chưa biết cách làm, bác sĩ nói rằng học sinh cần tránh tình trạng càng không hiểu, càng nhìn nó nhiều, và càng nhìn nó nhiều, càng lo lắng. Hãy xử lý chúng sau khi đã hoàn thành các phần khác.
5. Xem lại bài thi trước khi nộp bài
Nên dành 5 phút cuối giờ để xem lại bài thi của mình, cẩn thận, chắc chắn sẽ giúp bạn đạt được điểm số cao hơn.
- Khi làm xong bài thi nếu còn thời gian kể cả ít hay nhiều thì không nên nộp bài sớm.
- Hãy đọc lại bài làm của mình một cách thật cẩn thận nhưng tuyệt đối đừng so sánh kết quả với những bạn khác vì nếu kết quả không trùng hợp bạn sẽ hoang mang lo lắng không tốt cho bạn đâu.
- Xem xét lại những phần đã làm trước đó đảm bảo không bị lỗi hay sót.
Xem thêm: Tân sinh viên nên sống ở ký túc xá hay phòng trọ?
6. Tạo tinh thần thật thoải mái sau mỗi môn thi
Tổ hợp thi gồm 3 môn, tất cả đều cần sự chuẩn bị tốt và tinh thần vững vàng để đạt điểm số cao. Nhiều thí sinh sau khi thi xong ngày đầu tiên bị áp lực, ốm dẫn đến bỏ thi, đó là điều rất đáng tiếc. Vì vậy, hãy cố gắng tạo tinh thần thật thoải mái sau mỗi môn thi:
- Sau khi thi xong một môn hãy luôn giữ vững tinh thần lạc quan và hi vọng, dù kết quả môn thi xong như thế nào cũng tin rằng mình đã cố gắng hết sức.
- Không nên xem kết quả thi ngay lúc thi xong một môn trong khi vẫn chưa thi xong. Hãy tiếp tục giữ vững niềm tin để chuẩn bị cho môn thi tiếp theo.
- Cần nghỉ ngơi đầy đủ trước khi bước vào môn thi tiếp theo.
Với những kinh nghiệm được đúc kết trên đây. Quản lý chi tiêu hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong kỳ thi đại học sắp đến, một trong những kỳ thi quan trọng nhất của cuộc đời.
Bài viết liên quan
Danh mục
Bài viết mới nhất
- Test ai
- Hướng dẫn xóa tài khoản
- Hướng dẫn sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu
- TRỌN BỘ ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN TOÁN THPT QUỐC GIA 2021
- Tuyển sinh đại học năm 2021 sẽ như thế nào?
- 15 cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên [Updates 2021]
- KINH NGHIỆM "XƯƠNG MÁU" QUẢN LÝ CHI TIÊU CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT
- Cách tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên cực hiệu quả
- Mẹo chi tiêu cho sinh viên đại học chỉ với số tiền 2.000.000 vnđ / tháng kể cả tiền phòng
- Có nên ở ghép ngay từ năm nhất?