Tuyệt chiêu đăng kí tín chỉ dành cho sinh viên
Đăng kí tín chỉ là một hoạt động bắt buộc của các bạn sinh viên trước mỗi kì học để lựa chọn môn học và lịch học cho học kì mới, mỗi lần đăng kí tín chỉ đều có thể coi là một "trận chiến" thực sự nhưng cũng mang rất nhiều kỉ niệm thời sinh viên.
Tín chỉ là được coi là một đơn vị dùng để đo lường mức độ học tập của một hệ thống ECTS. 1 tín chỉ sẽ được quy định tương đương 15 tiết học lý thuyết, cùng 30 tiết thực hành và thí nghiệm hoặc là thảo luận, bằng đúng 60 giờ thực tập tại các cơ sở hoặc là bằng 45 giờ sinh viên làm tiểu luận, làm bài tập lớn, đồ án hoặc là khoá luận tốt nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên tiếp thu được một tín chỉ thì phải phải dành ít nhất là 30 giờ chuẩn bị ngoài giờ lên lớp.
Nhằm giúp đỡ các bạn sinh viên đặc biệt là các bạn tân sinh viên hiểu rõ hơn về việc đăng kí tín chỉ và có sự chuẩn bị phù hợp, Quản lý chi tiêu xin phép gửi tới các bạn một số kinh nghiệm và lưu ý khi đăng kí tín chỉ
Mục lục:
1. Sắp xếp thời khóa biểu
Ghi lại tên, mã môn học, nhóm môn học và tên lớp, thời gian. Chú ý xem lớp đó đã đủ học viên chưa . Chọn lịch các môn học theo thời gian mình muốn học ra thành 1 thời khoá biểu ( Nên làm 1 thời khoá biểu dự phòng, đăng kí môn ưu tiên và các môn dễ full lớp trước).
2. Cân nhắc thời gian di chuyển giữa các phòng học
Thời gian di chuyển giữa mỗi tiết học của các trường đại học chỉ vỏn vẹn 10’. Do đó việc cân nhắc địa điểm lớp học và dự đoán thời gian di chuyển giữa các lớp cũng rất quan trọng. Suy cho cùng, không ai muốn bản thân phải luôn luôn vội vã di chuyển từ nơi này sang nơi khác và tệ hơn là trễ học nhỉ ^^ ( Tuy nhiên trong thời kỳ Corona như hiện nay nhiều bạn sinh viên sẽ được chỉ định học online nên các bạn sinh viên học online không cần phải quan tâm đến vấn đề này nha ^^).
3. Lựa chọn giáo viên dạy
Nếu 1 môn học có nhiều giáo viên dạy thì bạn nên tham khảo ý kiến từ các anh chị khóa trước để xem mình hợp với cách dạy của giáo viên nào nhé. Yêu môn học nhưng không yêu giáo viên dạy môn đó thì nói thật bạn sẽ không muốn đi học chút nào đâu nhé.
Những môn học không được lựa chọn thì bắt buộc phải chấp nhận thôi bạn nhé.
Không thể bỏ qua: Các sĩ tử chuẩn bị thi đại học nhất định phải đọc những kinh nghiệm quý báu sau
4. Đăng kí môn học
- Nên mở nhiều trình duyệt như FireFox, Chrome, Cốc Cốc… cùng một lúc để có thể duyệt web nhanh và tăng cơ hội cho mình. Lưu ý nhỏ với các bạn là dùng FireFox để đăng ký sẽ tốn ít thời gian khi load Niên học với Học kỳ hơn (vì Chrome tốn nhiều ram hơn và FireFox lưu cache vào bộ nhớ của nó, để có thể mở nhanh trang web trong lần đăng nhập sau).
- Một trình duyệt bật 2,3 tab, tránh bật nhiều. Một tay ấn ctrl + tab để chuyển tab, một tay dùng chuột để ấn đăng nhập nhằm đạt được năng suất cao nhất. Khi ấn đăng nhập sau khoảng 10-15s mà tab vẫn trắng xóa không load được thì có thể ấn F5 để load lại rồi ấn đăng nhập tiếp.
- Nên lưu lại mã sinh viên và mật khẩu để không phải đánh lại nhiều lần hoặc đổi mật khẩu ngắn lại đặc biệt hữu ích với những bạn đăng kí qua safari liên tục phải nhập lại pass. Điều trên còn hữu ích nếu bạn nhờ người thân đăng kí hộ, khi họ chưa kịp lưu mật khẩu của bạn.
- Chọn môn: Khi tích chọn môn xong, chờ môn học hiện ở phần cuối trang, tích vào môn đó và nhấn lưu đăng kí. Quá trình này lâu cũng phải chờ, có thể mở thêm 1 tab “xem học phí hoặc đăng kí môn học” để theo dõi xem môn học nào đã được lưu (đây gọi là tab kiểm tra, vì cả kể các tab kia chưa load xong nhưng môn học đã được lưu rồi thì mở này, môn học sẽ vẫn hiện).
Bài viết liên quan
Danh mục
Bài viết mới nhất
- Test ai
- Hướng dẫn xóa tài khoản
- Hướng dẫn sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu
- TRỌN BỘ ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN TOÁN THPT QUỐC GIA 2021
- Tuyển sinh đại học năm 2021 sẽ như thế nào?
- 15 cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên [Updates 2021]
- KINH NGHIỆM "XƯƠNG MÁU" QUẢN LÝ CHI TIÊU CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT
- Cách tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên cực hiệu quả
- Mẹo chi tiêu cho sinh viên đại học chỉ với số tiền 2.000.000 vnđ / tháng kể cả tiền phòng
- Có nên ở ghép ngay từ năm nhất?