Những lưu ý cho tân sinh viên khi nhập học
Cuộc sống khi học đại học có như mong đợi của bạn không? Chắc chắn sẽ có rất nhiều khó khăn đang chờ đón bạn, nhất là những tân sinh viên mới chập chững rời xa cuộc sống dưới sự bảo bọc của bố mẹ để tự lập. Hôm nay, Quản lý chi tiêu sẽ điểm qua những điều cần lưu ý dành cho các bạn khi mới nhập học nhằm giúp các bạn có những chuẩn bị kỹ càng hơn, vững vàng hơn với cuộc sống sinh viên nhé!
Mục lục:
1. Thủ tục nhập học
Trong giấy báo trúng tuyển đã ghi đầy đủ giấy tờ mà bạn cần mang theo. Chính vì thế để tránh gặp rắc rối trước khi làm thủ tục nhập học, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ đã theo hướng dẫn. Sau đó để riêng vào một túi hồ sơ một cách cẩn thận đừng để nhàu nát. Đặc biệt là đối với các bạn ở tỉnh xa, cần phải chuẩn bị cho thật kỹ theo đúng hướng dẫn, vì việc di chuyển rất khó khăn sẽ làm bạn bỏ lỡ thời gian nhập học. Nếu trong trường hợp bạn chưa kịp chuẩn bị đủ, bạn hãy nhớ gọi điện trực tiếp đến văn phòng tuyển sinh của trường để trao đổi với các thầy cô và bạn cũng cần phải lưu ý cho việc gọi điện, bạn phải gọi đi gọi lại nhiều lần bởi vì văn phòng tuyển sinh thời điểm này rất bận rộn.
Dưới đây là một số giấy tờ cần thiết bạn cần chuẩn bị kỹ:
- Giấy báo nhập học (bản chính), hồ sơ trúng tuyển có dán ảnh của bạn đóng dấu giáp lai và đóng dấu của chính quyền địa phương theo mẫu của bộ giáo dục (bản chính).
- Học bạ trung học phổ thông (bản sao công chứng và bản gốc để đối chiếu).
- Chứng minh nhân dân, giấy tạm vắng và sổ đoàn.
- Giấy khai sinh (bản sao có chứng thực).
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời (hoặc tương đương) đối với những thí sinh mới tốt nghiệp, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (bản chính và bản sao công chứng) đối với những thí sinh tốt nghiệp những năm trước .
- Phiếu khám sức khỏe do phòng khám tại tỉnh, thành phố, quận, huyện cấp. Hồ sơ, giấy chứng nhận ưu đãi, ảnh nhỏ 3x4 hoặc 4x6. (chuẩn bị tối thiểu 4 ảnh)
- Ngoài ra bạn nên chuẩn bị học phí, các phí sinh hoạt theo mức thu mà nhà trường thông báo.
- Bản sao có chứng thực các giấy tờ về pháp lý để xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) như giấy chứng nhận bạn là con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc từ cha mẹ.
- Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự và giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do ban chỉ huy quân sự cấp (đối với nam)(bản sao).
Xem thêm: Sinh viên có nên ở ký túc xá hay không?
2. Phương tiện đi lại
Với các bạn sinh viên từ tỉnh lẻ, để trong thời gian ngắn thuộc được một số đường ở các thành phố lớn là điều khá khó khăn. Nếu như bạn có điều kiện sở hữu xe gắn máy, bạn nên tìm hiểu rõ luật, đường đi và tập đi cho quen đoạn đường từ trường tới nhà. Với những bạn chưa có điều kiện sở hữu xe, có thể đi bộ nếu bạn thuê trọ gần trường hoặc tìm hiểu các tuyến xe bus.Hầu hết các trường đại học sẽ nhập học vào cuối tháng 8, đầu tháng 9, đây là khoảng thời gian cao điểm trong năm khi mà thời gian nhập học trùng với dịp nghỉ lễ 2-9, nhu cầu phương tiện di chuyển sẽ tăng cao. Đã có rất nhiều những trường hợp các bạn mới tập đi xe bus lên, xuống nhầm điểm hoặc không tìm được tuyến xe cho mình. Nên bạn nào chưa quen việc đi xe bus, bạn nên tải ứng dụng grap,bee... đặt xe, khi đã quen đường xá thì đi xe bus nhé.
3. Nơi ở
Với những tân sinh viên đến từ các tỉnh lẻ, việc chuẩn bị trước cho mình một chỗ ở trước ngày nhập học là rất quan trọng. Đối với những bạn có người thân, người quen thì khá dễ dàng những những bạn chỉ có một mình thì các bạn nên ở kí túc xá, vừa rẻ lại an toàn hơn. Nếu không thể đăng kí ở kí túc xá thì bạn nên nhờ các anh chị khóa trước hỗ trợ tìm phòng trọ, không nên tìm nhà trọ qua các trung tâm giới thiệu nhà trọ. Có rất nhiều trường hợp " tiền mất tật mang" đã xảy ra.
4. Mua sắm đồ dùng
- Đối với những bạn ở kí túc xá: Các bạn chỉ cần mua đồ dùng cá nhân và thêm một số thứ cần thiết như : chăn, chiếu, màn, chậu... còn hầu như kí túc xá đã có đầy đủ đồ. Khi ở ổ định lúc đó thiếu gì thì bạn mua sau.
- Đối với những bạn ở trọ: Ở trọ bạn phải sắm nhiều đồ dùng hơn, nếu ở ghép bạn nên chia sẻ bạn cùng phòng, mỗi người mua một thứ để giảm chi phí. Các vật dụng cần thiết như: đồ dùng cá nhân, bếp nấu ăn, nồi niêu, bát đũa, chậu, chăn chiếu, tủ vải để quần áo...
Nói chung khi đã xác định chỗ ở bạn nên làm quen với các anh chị khóa trước, rồi nhờ anh chị dẫn đi mua đồ nhé, vì anh chị sinh viên biết rõ cửa hàng nào bán rẻ cửa hang nào hay " nói thách" đó nha.
5. Giữ gìn sức khỏe
Khi sống xa nhà, chẳng có ai để chăm lo và nhắc nhở bạn như khi sống ở nhà cùng ba mẹ đâu. Hơn nữa, bạn đã lớn, phải nên biết cách tự chăm sóc và quan tâm đến bản thân để đủ sức khỏe cho cả một hành trình học tập lâu dài. Tranh thủ ngủ cho đủ giấc, đừng nên lạm dụng cà phê hay đồ uống có hàm lượng cafein cao để duy trì trạng thái tỉnh táo, bạn không nên ăn những đồ ăn không tốt cho sức khỏe và luôn tận dụng các dịch vụ chăm sóc y tế dành cho sinh viên. Ngoài ra, bạn nên tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt, tinh thần luôn vui vẻ và yêu đời. Đây là một vài lời khuyên bạn cần nhớ khi phải sống một mình.
Tuy cuộc sống sinh viên đại học có khó khăn vất vả, nhưng hãy vững vàng lên nhé các tân sinh viên. Chào mừng các bạn đến với giảng đường đại học năm nay với thật nhiều điều may mắn.
Không thể bỏ qua: Có nên ở ghép ngay từ năm nhất?
Bài viết liên quan
Danh mục
Bài viết mới nhất
- Test ai
- Hướng dẫn xóa tài khoản
- Hướng dẫn sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu
- TRỌN BỘ ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN TOÁN THPT QUỐC GIA 2021
- Tuyển sinh đại học năm 2021 sẽ như thế nào?
- 15 cách chi tiêu tiết kiệm cho sinh viên [Updates 2021]
- KINH NGHIỆM "XƯƠNG MÁU" QUẢN LÝ CHI TIÊU CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT
- Cách tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên cực hiệu quả
- Mẹo chi tiêu cho sinh viên đại học chỉ với số tiền 2.000.000 vnđ / tháng kể cả tiền phòng
- Có nên ở ghép ngay từ năm nhất?